Blog chia sẻ kinh nghiệm Cá Nhân

Recent Post

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

On Thứ Sáu, tháng 1 29, 2021 by Nha Đam Vĩnh Long in , ,    No comments

 Chùa La Hán


Chùa La Hán tọa lạc tại xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Tương truyền ngày xưa đồng bào Hoa trong xóm vì muốn cầu nguyện nhân dân an lành, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận tiến, nên lập một lều tranh thờ phượng chư Phật, trong đó có hình của 18 vị La hán, nên tên chùa có tên gọi như vậy. Chùa có khuôn viên rộng lớn, với nhiều lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là hình ảnh “Long, Lân, Quy, Phụng” được thể hiện bên cạnh ngọn núi tháp Phổ Đà.

Chùa La Hán không chỉ là nơi để mọi người trút bỏ những lo toan, buồn phiền trong cuộc sống, hòa mình vào thế giới tâm linh mà đây còn là điểm thu hút nhiều du khách bởi cảnh đẹp chẳng khác chốn bồng lai ngự tại hạ giới.

Làng đất nung Mang Thít


Cho đến nay, làng đất nung Mang Thít đã và đang là một trong những địa phương có lò gạch, gốm thủ công lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bỏ qua những xô bồ, ồn ào của vùng đô thị, trong chuyến du lịch Vĩnh Long của mình, bạn hãy tìm về với Mang Thít nhé. Ngoài việc được ngắm nhìn những tàn tích còn sót lại của vương quốc gạch nung với vẻ hoài cổ, rêu phong, thì nơi đây đảm bảo sẽ hấp dẫn và lôi cuốn bạn hòa mình vào sự tĩnh lặng, an yên và thanh binh đến tột độ dẫu cho thật sự vẫn có vương chút buồn man mác.

Chùa Tiên Châu


Được xây dựng vào năm 1750, nằm trên cù lao An Bình, Chùa Tiên Châu được xem là công trình kiến trúc chùa chiền độc đáo nhất ở tỉnh Vĩnh Long. Giữa những bộn bề, lo toan trong cuộc sống thì nơi đây chính là điểm dừng chân mà bạn không nên bỏ qua để có thể tìm lại sự thanh tịnh và bình yên trong tâm hồn.

Chùa Khmer Phù Ly

Chùa Phù Ly tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. Là một ngôi chùa cổ do người Khmer xây dựng nên mang lối kiến trúc rất độc đáo, đặc trưng của văn hóa Khmer, là sự kết hợp của lối kiến trúc Ấn Độ, Thái Lan và cả Camphuchia. Theo ghi chép lại thì chùa Phù Ly được người Khmer xây dựng vào năm 1672. Tính đến nay chùa đã có niên đại gần 350 năm tuổi nhưng vẻ đẹp cổ kính vẫn còn nguyên vẹn đến nay. 



Ngôi chùa có khuôn viên khá rộng rãi, trong điện có nhiều hình Phật, bên ngoài có tượng Phật nằm khổng lồ bằng đá rất trang trọng và uy nghiêm. Chùa Phù Ly là nơi linh thiêng ẩn chứa nhiều giai thoại kỳ bí. Nét cổ kính của ngôi chùa được tô điểm bởi những cây sao cổ thụ và những cây thốt nốt trong vườn chùa.

Chùa Hạnh Phúc Tăng

Chùa Hạnh Phúc Tăng tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, Huyện Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long được xem là biểu tượng văn hóa của người Khmer. Chùa Hạnh Phúc Tăng là ngôi chùa có niên đại lâu nhất trong số các ngôi chùa của người Khmer trên địa phận Vĩnh Long. Theo ghi chép, chùa Hạnh Phúc Tăng được xây dựng vào năm 632, lúc đó đang là thế kỷ thứ VII.



Khuôn viên chùa vô cũng mát mẻ thanh tịnh với những hàng cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát rượi ra xung quanh, bạn sẽ quên ngay cảm giác mệt mỏi và oi bức của mùa hè khi bước vào không gian tĩnh lặng của chùa.

Chùa Ông

Tọa lạc trên cung đường Nguyễn Chí Thanh, TP Vĩnh Long, chùa Ông còn được gọi là Hội quán Phúc Kiến, Thất Phủ Miếu hay Vĩnh An Cung. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng từ năm 1892-1909 do nhóm thợ tài hoa gồm mười người từ Phúc Kiến sang. Các tượng thờ ở đây đa số bằng gỗ, có một số bằng đồng, gốm sứ. Các cột, kèo, bộ bao lam, câu đối, hoành phi chạm lộng tinh tế, công phu mang nét kiến trúc của người Hoa. Trong những năm gần đây, ngôi chùa cổ trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ gần xa với mong muốn vừa được cầu bình an, vừa có thể tậu về nhiều tấm ảnh đẹp.



Nguồn:tổng hợp




Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

On Thứ Năm, tháng 1 28, 2021 by Nha Đam Vĩnh Long in , ,    1 comment

 Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Văn Thánh Miếu mang dáng dấp vừa cổ xưa, vừa hiện đại mà vẫn nổi bật được sắc thái văn hóa phương Đông qua cấu trúc, bố cục cũng như những đường nét nghệ thuật kiến trúc tài hoa.


 Văn Thánh Miếu tọa lạc ở khóm 3, phường 4 (TP. Vĩnh Long), trên mảnh đất rộng trên 1 ha nhìn ra sông Long Hồ. Văn Thánh Miếu được xây dựng năm 1864, thờ đức Khổng Tử và các học trò của ông như Tăng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử…

Cổng tam quan được xây theo lối cổ lâu có ba tầng mái. Sau cổng là thần đạo đi thẳng vào điện Đại Thành, hai bên là hai hàng sao cao vút, giữa thần đạo là ba tấm bia đá ghi lại những sự việc có liên quan đến Văn Thánh Miếu.

Trong điện Đại Thành, nơi chính điện thờ Khổng Tử, hai bên Tả ban, Hữu ban thờ các thánh nho. Bên ngoài điện Đại Thành có hai miếu nhỏ (Tả vu, Hữu vu) thờ Thất thập nhị hiền. Trong khuôn viên Văn Thánh Miếu còn có ao sen và một công trình kiến trúc nhỏ nằm bên phải lối vào là Tụy Văn Lâu (còn gọi là Văn Xương Các) là nơi thờ các ngài Văn Xương và Võ Trường Toản, đồng thời làm nơi dạy học, hội họp, đàm luận văn chương, đọc sách. Hằng năm, hoạt động Ngày thơ Việt Nam thường được tổ chức nơi đây. Hai bên phải và trái trước Văn Xương Các có hai khẩu súng thần công đại bác, tương truyền là súng đã dùng để bảo vệ thành Vĩnh Long từ năm 1860.

Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991.

Theo baodaklak


Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

  Địa chỉ: huyện Trà Ôn

Nếu muốn tìm hiểu đặc sắc văn hóa sinh hoạt của người dân Vĩnh Long, hãy đến chợ nổi Trà Ôn. Cách vàm Trà Ôn 250m, chợ nổi ở hạ lưu sông Hậu có chiều dài trên 300m, thường họp theo con nước nên nước lớn thì chợ đông.

Hoa quả ăm ắp trên ghe xuồng (ảnh ST)

Chợ nổi Trà Ôn mang tính chất của một chợ đầu mối phân phối nông sản cho nhiều chợ nhỏ khác trong tỉnh. Bởi vậy nên dù ghé chợ trong ngày vào bất kì thời điểm nào trong ngày cũng thấy tấp nập những thuyền ghe.


Dạo chơi chợ nổi Cái Ôn, khách du lịch có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng (ảnh ST)

Điểm xuyết trong vô số thuyền chở cây trái đủ màu sắc là những ghe bán hoa kiểng trang trí nhiều màu, tạo nên những khoảnh khắc rất “tình” trong nhịp điệu buôn bán sôi nổi.

Theo diadiemdulichvinhlong


  Nép mình bên dòng Cổ Chiên thơ mộng, hàng trăm miệng lò ở làng nghề gạch, ngói, gốm thuộc 2 huyện Long Hồ và Mang Thít trông như dãy “phố cổ” hừng hực cháy suốt ngày đêm để cho ra nhiều mẻ sản phẩm gạch, ngói và gốm đỏ cung cấp cho các thị trường trong và ngoài nước.


Sản xuất gạch, gốm ở Mang Thít. Ảnh: Minh Tâm

Gạch, ngói và gốm của Vĩnh Long có màu đỏ tự nhiên đặc trưng pha lẫn với những đốm trắng bạc, nên được thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản ưa chuộng.

Làng nghề gạch, ngói, gốm tỉnh Vĩnh Long hình thành và phát triển lâu đời. Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, làng nghề gạch, ngói, gốm của tỉnh có trên 1.000 cơ sở với gần 3.000 miệng lò đang hoạt động, là một trong những làng nghề đặc trưng của tỉnh, được nhiều công ty du lịch lữ hành quốc tế đưa vào chương trình tour để khai thác, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước thời gian qua.

Theo baovinhlong

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

On Thứ Ba, tháng 1 26, 2021 by Nha Đam Vĩnh Long in ,    No comments

1. Chúng tôi sẽ làm tất cả để thành công. Đơn giản bởi chúng tôi là những người trẻ và chúng tôi không bao giờ biết từ bỏ. Jack Ma

2. Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê. Ngạn ngữ Tây Ban Nha

3. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Khuyết danh

4. Muốn thành công thì khao khát thành công phải lớn hơn nỗi sợ bị thất bại. Khuyết danh

5. Mức độ thành công được xác định không phải bởi những gì ta đã đạt được, mà bởi những trở ngại ta đã vượt qua. Khuyết danh




6. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác. Xukhômlinski

7. Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với những khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá. Mirko Gomex

8. Hãy hướng về phía mặt trời bạn sẽ không thể nhìn thấy bóng tối. Đó là những gì hoa hướng dương đang làm. Helen Keller

9. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp. W.Gơt

10. Hãy sống tốt đẹp đi và nhớ rằng, mỗi ngày có một đời sống riêng cho nó thôi Seneca



11. Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc sống được làm bằng thời gian. Franklin

12. Chúng ta có bốn mươi triệu lý do về sự thất bại nhưng không có một lời bào chữa nào. C.Xanbot

13. Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình. Goethe

14. Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào. A.Lincoln

15. Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp. A schwarzenegger

16. Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí. Uông Cách

17. Những người thành công không sợ thất bại. Họ hiểu rằng thất bại là cần thiết để học hỏi và đi lên từ đó. – Robert Kiyosaki

18. Thất bại sẽ không bao giờ chiến thắng tôi, nếu như quyết tâm thành công của tôi là đủ lớn. – Og Madino

19. Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai.



20. Tôi không thất bại, tôi chỉ tìm ra một trăm cách làm sai thôi.

21. Nhiều người ước mơ được thành công. Thành công chỉ có thể đạt được qua thất bại và sự nội quan liên tục. Thật ra, thành công thể hiện 1% công việc ta làm – kết quả có được từ 99% cái gọi là thất bại.– Soichiro Honda –

22. Không có thành công thực sự nào mà không bị phản đối, bạn càng tiến bộ hơn, học hỏi được nhiều hơn và càng tiến gần hơn đến thành quả của mình.– Anthony Robbins –

23. Có hai loại người trên thế giới này, đó là những người tìm kiếm nguyên nhân và những người đi tìm thành công. Loại người tìm kiếm nguyên nhân luôn luôn cố tìm cho ra những nguyên nhân tại sao công việc không được hoàn thành. Còn những người đi tìm thành công luôn luôn tìm hiểu những lý do tại sao công việc có thể hoàn thành. – Alan Cohen –

24. Người quan tâm đến thành công phải học cách xem thất bại như là một phần lành mạnh, không thể tránh khỏi của quá trình lên đến vị trí cao nhất – Dr Diane Bauer –

On Thứ Ba, tháng 1 26, 2021 by Nha Đam Vĩnh Long in ,    No comments

 – Sếp là người có khả năng dẫn dắt của một người lãnh đạo tài ba và khả năng chỉ huy của một ông chủ đầy năng lực. Trong suốt thời gian qua, được làm việc dưới sự chỉ đạo của sếp là một điều vô cùng hạnh phúc và tuyệt vời. Chúc sếp năm mới vui vẻ và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

– Nhân dịp năm mới, em chúc sếp vui vẻ, nhiều sức khỏe và tràn ngập hạnh phúc. Chúc sếp năm mới gặt hái được nhiều thành công vượt trội, đưa hệ thống công ty ngày càng phát triển bền vững và thịnh vượng.

– Năm mới em xin kính chúc sếp, chúc công ty ngày càng lớn mạnh, phát triển vượt trội và là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

– Em xin gửi lời chúc mừng năm mới 2021 đến sếp. Chúc sếp sang năm 2021 luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong công việc và cuộc sống.

– Chúc vị Cơ trưởng của chúng ta tiếp tục vững tay đưa chuyên cơ (Tên phòng hoặc công ty) vươn cao trên bầu trời rộng lớn – Chúc công ty ngày càng lớn mạnh, vững vàng trên thị trường.

– Chúc mừng năm mới sếp, chúc sếp một năm mới vui, khỏe, trẻ trung và luôn giữ được tâm hồn tràn đầy năng lượng thắp sáng công ty.


– Chúc tết ban lãnh đạo công ty hiện tại một năm mới dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, luôn đạt những thành quả mới trong cuộc sống.

– Nhân dịp đầu xuân Tân Sửu, xin chúc công ty ngày càng vững mạnh và phát triển không ngừng.

– Đầu xuân năm mới, chúc sếp có một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương cùng sát cánh, đưa công ty phát triển lên một tầm cao mới.

Lời chúc tết sếp ý nghĩa, đơn giản

– Chúc sếp năm 2021 đa lộc, đa tài, đa phú quý, đắc thời, đắc thắng, đắc nhân tâm.

– Chúc sếp năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.

– Tết đến gần, pháo nổ giòn tai. Chúc sếp phát lộc, phát tài và phát xuân. Trong ngoài luôn thuận lợi xa gần. Hợp đồng dễ trúng và mười phân vẹn mười.

Theo tiemruaxe.com

On Thứ Ba, tháng 1 26, 2021 by Nha Đam Vĩnh Long in ,    No comments

Cường Steward sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, nhưng những gì Cường có được hôm nay hoàn toàn là nỗ lực của bản thân. “Từ lúc khởi nghiệp, tôi chưa xin của bố mẹ một đồng nào”, Cường kể. Năm thứ ba đại học, Phạm Anh Cường là một trong những sinh viên xuất sắc của Đại học Ngoại thương giành suất học bổng tại Nhật Bản. Năm tháng học tập tại đất nước mặt trời mọc, anh “trót yêu” hoa giấy nghệ thuật Kamibana và quyết định khởi nghiệp cùng 6 cộng sự ngay sau khi về nước. Tiếc là do sai hướng phát triển và thiếu kỹ năng lãnh đạo, dự án này thất bại sau 1 năm hoạt động. Tạm gác lại giấc mơ khởi nghiệp, Cường bắt đầu hành trình đi làm thuê từ TP.HCM đến Hà Nội. Anh làm qua nhiều vị trí, từ nhân viên xuất nhập khẩu, ngân hàng, trưởng nhóm quản lý thị trường ASEAN trong một tập đoàn công nghệ, đến giám đốc một công ty bất động sản khá lớn.


Cường vẫn luôn ghi nhớ bước ngoặt trong sự nghiệp của mình, đó là sau 2 tháng thử việc ở vị trí trưởng phòng, anh được đề bạt vào ghế giám đốc ở tuổi 25. “Mỗi khi gặp khó khăn, ký ức ấy giúp tôi có thêm niềm tin vào bản thân”, Cường nói. Nhưng chỉ sau đó 1 năm, anh quyết định nghỉ việc để thành lập BestB, khôi phục dự án hoa giấy với tên gọi mới Flower Farm. “Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Flower Farm là đứa con tôi ươm và sẽ trở thành start-up tiêu biểu”, chàng doanh nhân trẻ tự tin.Để tạo xu hướng yêu thích sản phẩm này, Cường tìm tòi và mở những “Lớp học 10.000 đồng” dạy các bạn học sinh, sinh viên gấp hoa giấy. Anh bật mí, 10.000 đồng này đủ tiền thuê địa điểm, tiền nguyên liệu, trong khi đó, sự ấn tượng của khóa học khiến các bạn học sinh, sinh viên truyền tai nhau và trở thành xu hướng, giúp Flower Farm tiếp cận các kênh phân phối. Đến nay, Flower Farm là một trong những dự án có doanh thu hiệu quả nhất trong BestB, tạo nhiều việc làm cho học viên các trường dạy nghề. Không những thế, Cường còn tiếp tục xây dựng Flower Farm thành kênh thương mại điện tử bán hoa tươi từ shop tới người tiêu dùng thông qua app. Với những thành tựu đó, Flower Farm lọt top 25 start-up Việt tiêu biểu năm 2017, qua đó phần nào chứng minh năng lực của Cường.

Đến nay, “hồ sơ” của BestB đã tích lũy được kha khá start-up tiềm năng như trang thương mại điện tử Lovely Life; nền tảng kết nối nhà nghỉ - khách sạn - du lịch ManMo; nền tảng kết nối logistics Shipcucnhanh; nền tảng kết nối và tuyển dụng nhân sự Vjobs...

Từ “Marketing 0 Đồng”…

Ở tuổi 30, những gì mà Cường Steward và BestB làm được quả thực không đơn giản. Cười tự tin, chàng doanh nhân 8x bộc bạch: “Mọi người cứ nghĩ đằng sau vườm ươm có thế lực rất mạnh về tài chính, nhưng sự thật là khi BestB ra đời, trong tay tôi không có gì cả”.“Hạnh phúc là giúp đỡ nhiều người, thành công là nâng đỡ nhiều người. Đầu tư và ươm tạo cho khởi nghiệp là sứ mệnh của tôi”.

…Đến Quỹ Đầu Tư 30 Tỷ Đồng

Cởi mở, chân thành, nhưng Cường Steward không thích nói nhiều về mình. Trong cuộc trò chuyện, anh hay hướng câu trả lời về BestB và những cộng sự. Anh tự hào kể về Nguyễn Thu Phương - cô sinh viên năm thứ ba Đại học Kinh doanh và Công nghệ đang là trưởng nhóm vận hành 2 dự án khởi nghiệp là Flower Farm (được Cường chuyển giao) và Lovely Life - dự án do Phương sáng lập. “Ở BestB, tôi chỉ là người truyền cảm hứng”, Cường khiêm tốn nói.Sở dĩ Cường chọn cách lãnh đạo này, bởi đó là những giá trị anh học được sau những năm tháng sống tại Nhật Bản. “Nhắc đến Apple, người ta nghĩ tới Steve Jobs, Tim Cook; nhắc tới Facebook, người ta nghĩ tới Mark Zuckerberg…, nhưng Top 10 của Nhật thì không như vậy. Tôi thực tập ở đó, họ không giới thiệu tên mình, mà chỉ nói: “Tôi là người Honda”. Người Nhật xác định sứ mệnh của họ là tạo nên giá trị quốc gia, làm việc không phải cho ông chủ mà làm việc vì quốc gia”, Cường chia sẻ.

Học tập và thấm những giá trị đó, Cường Steward chọn cách xây dựng BestB với mục tiêu trở nên trường tồn. “Tôi tin rằng, sứ mệnh của BestB là truyền cảm hứng để tạo ra thế hệ doanh nghiệp mới luôn làm hết mình để cống hiến”, Cường nói. Anh cũng tâm sự, đã có nhiều quỹ đặt “đề bài” muốn BestB ươm trước, sau đó đầu tư vào dự án nào có tiềm năng, nhưng anh không muốn là ở thế bị “săn”. “Các dự án khởi nghiệp tôi ươm đều là “Made in Vietnam”, nhưng khi quỹ ngoại rót vốn lại thường kèm theo điều kiện phải đưa thương hiệu đó về nước họ thì mới giải ngân và công ty ở Việt Nam trở thành chi nhánh, mà tôi thì không muốn như vậy”, Cường nói. Đó cũng là nguyên nhân khiến Cường Steward quyết định kêu gọi vốn từ một số doanh nghiệp và đã “khai sinh” thành công Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BestB Capital với số vốn 30 tỷ đồng cuối năm 2018. 5 lĩnh vực mà BestB Capital sẽ tập trung tìm kiếm ươm tạo là fintech (công nghệ tài chính), agritech (công nghệ nông nghiệp) , edutech (công nghệ giáo dục), Medtech (công nghệ y tế), doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển chuỗi, xuất khẩu.

Theo bestb.com.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

 Sách Đại Nam nhất thống chí từng mô tả: chợ Vĩnh Long trên bến dưới thuyền, phố xá sầm uất, nhộn nhịp, hàng hóa dồi dào, phong phú, tấp nập kẻ bán người mua, chạy dài hàng năm dặm, ghe thuyền đậu đầy bến sông; có đình miếu thờ thần trang trọng, rực rỡ, đờn ca náo nhiệt, là chỗ phố phường lớn. Vàm sông Long Hồ (thông ra sông lớn Cổ Chiên), trước mặt  miếu Thất Phủ là bến thuyền nên những người Hoa chọn nơi đây đặt Hội quán Minh Hương. Thất Phủ Miếu còn gọi là Vĩnh An Cung hay Chùa Ông hiện nay tọa lạc ở đường Nguyễn Chí Thanh, phường 5, thành phố Vĩnh Long.



Theo những tư liệu lịch sử nói về thời khẩn hoang vùng đất phương Nam, vào cuối đời nhà Minh sang đầu đời nhà Thanh, có rất nhiều người Hoa đi theo các di thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thương Xuyên sang nước ta lánh nạn và lập nghiệp. Lúc ấy, biên cương Đại Việt – Champa phía Nam giáp với sông Cái Phan Rang, chúa Nguyễn Phúc Tần (tức Chúa Hiền 1620-1687) đã cho người liên hệ với Ang Nan (Nặc Nộn) là phó vương Chân Lạp yêu cầu cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống ở quanh vùng Prey Nokor  (Gia Định - Đồng Nai). Phó vương Chân Lạp đồng ý. Sau đó, nhóm Trần Thượng Xuyên đến khai phá ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho). Căn cứ vào các tài liệu lịch sử thì người Hoa ở Vĩnh Long thuộc nhóm Dương Ngạn Địch. Nhà Nguyễn thời ấy cho phép họ lập hội Thất Phủ, giống như các hội người Hoa  hiện nay.

Thất phủ gồm có bảy phủ là: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu.

Thất Phủ Miếu là công trình kiến trúc mang phong cách miền Hoa Nam Trung Quốc, thịnh hành vào các thế kỷ 19 trở về trước. Công trình được thực hiện bởi nhóm thợ tài hoa từ Phúc Kiến sang. Miếu Thất Phủ có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Phía sau là chính điện, phía trước là tiền đường, hai bên là đông sương và tây sương. Diện tích xây dựng khoảng 800 m2, xung quanh được bao kín bởi những vách gạch kiên cố.

Mái Thất Phủ Miếu lợp ngói âm dương, hai đầu hồi vút cong hình thuyền, trên nóc có tượng “lưỡng long tranh châu”. Chân viền mái ngói là những miếng ngói hình lá có tráng men màu xanh. Ở tiền đình hai cánh cửa có hình vẽ các vị hộ pháp dáng dấp oai phong, dũng mãnh. Bên trên các cửa có nhiều đèn lồng giấy cổ. Hai bên vách trước tiền đình là hai mảng tranh lồng kính rất độc đáo, mô tả lại những điển tích của người Trung Hoa. Bên trong vách hông tiền đình là những bức bích họa mô phỏng theo thi pháp nổi tiếng “Thiếp Lan Đình” đời Đường. Một đặc điểm gây sự chú ý cho du khách là bên trong miếu Thất Phủ xây dựng theo kiểu cung đình, có năm cửa cái, hai bên có hai cửa sổ. Bộ giàn trò (khung, sườn) của Thất Phủ Miếu bằng danh mộc được trang trí, chạm trổ rất mỹ thuật và chắc chắn. Mỗi bộ phận trong ngôi miếu đều như những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và độc đáo.

Thất Phủ Miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phước Đức Chánh Thần. Chánh điện miếu được trang trí trang nghiêm và thẩm mỹ với mấy chục bộ bao lam, hoành phi chạm lộng tinh tế, thếp vàng chói lọi.

Hằng năm, vào ngày 13-1 và 13-5 âm lịch tại Thất Phủ Miếu diễn ra lễ cúng vía Ông (Quan Công) với các nghi thức như: dâng hương, múa lân, sư rồng, biễu diễn võ thuật, cúng hoa đăng, phóng sinh… thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

Miếu Thất Phủ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa năm 1994.


Theo baodaklak

 1..Sầu riêng Ri 6

Những tín đồ sầu riêng chắc chắn sẽ thích loại đặc sản Vĩnh Long này. Sầu riêng Ri 6 thuộc ấp Phước Định 1, xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Vì độ ngon nên loại sầu riêng này đã được nhân giống ra trồng ở nhiều nơi. Nhưng nếu ăn tại nơi sản sinh ra loại đặc sản này bạn sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn khác. Bên cạnh thưởng thức hương vị ngọt thanh, thơm lừng du khách còn được nghe người bán kể về quá trình hình thành và phát triển của giống sầu riêng Ri 6.


2. Trái chôm chôm

Trái chôm chôm tuy là một loại quả đã rất phổ biến hiện này nhưng khi ăn tại các miệt vườn ở Vĩnh Long thì lại rất khác. Đặc biệt khi đến cù lao Bình Hoà Phước của tỉnh vào những ngày hè, du khách sẽ ấn tượng ngay với những vườn chôm chôm trĩu quả chín đỏ. Hình thức bên ngoài hấp dẫn là vậy còn hương vị cũng ngon không kém. Đa phần các nhà vườn đều trông chôm chôm thịt không dính hạt, vị ngọt lịm và mọng nước. giữa hè nóng bức ăn một quả chôm chôm cũng thấy mát lòng.

Qủa chôm chôm không chỉ được du khách trong nước yêu thích mà cả khách nước ngoài cũng rất ưa chuộng loại quả này.



3. Trái cam xoàn Trà Ôn, Vĩnh Long

Huyện Trà Ôn, Vĩnh Long là một trong những địa phương trồng nhiều cam xoàn nhất miền tây nam bộ. Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, người dân Trà Ôn đã trồng và phát triển loại quả này thành đặc sản Vĩnh Long.

Cam xoàn khi chín bên trong sẽ có màu vàng ươm rất đẹp mắt. Bạn có thể nhận ra múi cam khá to và rất nhiều nước. Bóc lớp vỏ ngoài đã có thể cảm nhận được hương thơm thoang thoảng lan toả.
 

4.Trái Thanh Trà 

Đã đến Vĩnh Long thì nhất định phải ăn qua các loại trái cây nổi tiếng ở vùng đất này. Và loại quả đầu tiên mình muốn giới thiệu đến các bạn đó là trái thanh trà. Trái thanh trà có nguồn gốc từ Campuchia và được trồng nhiều ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trái thanh trà có hình tròn, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng như màu quả xoài chín trông rất đẹp mắt.


Về hương vị, trái thanh trà có vị chua chua ngọt ngọt thịt quả mềm mềm. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự thanh đạm trong loại quả này. Cùng với đó, trái thanh trà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ. 

Trái thanh trà chưa chín chỉ có vị chua nên có thể dùng nấu canh chua. Khi chín bạn có thể gọt vỏ ăn sống hoặc xay sinh tố giải khát đều rất ngon.


Theo:dacsanvinhlong



Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

 Địa chỉ: Tổ 14, ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, An Bình

Nếu hỏi một địa điểm vui chơi tập thể tại Vĩnh Long, có lẽ rất nhiều người sẽ chỉ cho bạn tới khu du lịch sinh thái Vinh Sang. Trang trại Vinh Sang có dạng hình tam giác mà có điểm đắc địa là một cạnh nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện thành phố Vĩnh Long.


Những trò chơi đơn giản mà vui hết cỡ (ảnh ST)

Có lẽ không ở đâu ngoài khu du lịch này cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng nhiều động vật quý hiếm như: gấu, dê, bồ nông, trăn, càng đước, hươu sao, heo tộc, vượn má hồng, khỉ, công, gà sao… Đặc biệt tại Vinh Sang, khu vực nuôi cá sấu khoảng 200m2 sẽ là thiên đường với những ai ưa cảm giác mạnh.


Khu vực câu cá sấu thách thức những người yếu tim (ảnh ST)

Sở hữu những điểm độc đáo như vậy nhưng khu du lịch vẫn tạo cảm giác vô cùng gần gũi như một miệt vườn Nam Bộ thứ thiệt. Không gian thoáng đãng rộng rãi vô cùng thích hợp cho những cuộc vui “nổ trời”: trượt cỏ, thử tài bắn súng, đá gà, ném banh, bịt mắt gắn lông đà điểu, câu cá trúng thưởng… Nếu không ưa ồn ào, khách du lịch đi một mình có thể tận hưởng cảm giác an yên trong những chòi câu cá.


Khu du lịch Vinh Sang là nơi gắn kết tình cảm bạn bè, gia đình (ảnh ST)

Giá vé vào cổng khu du lịch Vinh Sang rất hợp lý: 50.000đ/ người lớn và 35.000đ/ trẻ em (từ 5 đến 11 tuổi hoặc chiều cao < 1,2m ). Nếu mua vé tham quan vào thứ 5 hàng tuần quý khách sẽ được miễn phí : vé câu cá sấu, cưỡi đà điểu, đạp vịt.

Theo diadiemdulichvinhlong

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

On Thứ Ba, tháng 1 19, 2021 by Nha Đam Vĩnh Long in , ,    No comments

 Không biết làng nghề chằm nón huyện Long Hồ có tự bao lâu, nhưng các cụ cao niên nơi đây cho biết: Nghề nón theo chân một người đàn ông gốc Huế vô Nam bằng ghe bầu, bà con quanh xóm quen gọi là ông Dố.

Ông Dố đem theo nghề chằm nón làm kế sinh nhai, rồi truyền dạy cho những người trong xóm (nay thuộc Khóm 5, Khóm 6, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ) và được nhiều gia đình xem là nghề chính để nuôi sống gia đình.


Chiếc nón lá gắn liền với người phụ nữ Vĩnh Long trong lao động, sản xuất. Ảnh: Thanh Bình

Đường vào làng nghề thật lặng lẽ, êm đềm. Đến đây, du khách dễ dàng nhận biết làng nghề qua những bụi trúc thanh mảnh, xòe tán rợp cả ngôi nhà ven ngõ. Ẩn khuất sau lá trúc là hình ảnh của các cô gái, vài cụ già thoăn thoắt đôi tay sau khung nón.

Nghề chằm nón lá huyện Long Hồ phát triển nhất là vào những năm 70- 80 của thế kỷ XX, với khoảng 300 gia đình sống bằng nghề chằm nón lá và thu nhập ổn định. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở các tỉnh- thành khác cũng đến xin học nghề. Hầu hết phụ nữ và trẻ con ở làng nghề đều biết chằm nón từ lúc còn nhỏ.

Theo baovinhlong