Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021
Không biết làng nghề chằm nón huyện Long Hồ có tự bao lâu, nhưng các cụ cao niên nơi đây cho biết: Nghề nón theo chân một người đàn ông gốc Huế vô Nam bằng ghe bầu, bà con quanh xóm quen gọi là ông Dố.
Ông Dố đem theo nghề chằm nón làm kế sinh nhai, rồi truyền dạy cho những người trong xóm (nay thuộc Khóm 5, Khóm 6, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ) và được nhiều gia đình xem là nghề chính để nuôi sống gia đình.
Chiếc nón lá gắn liền với người phụ nữ Vĩnh Long trong lao động, sản xuất. Ảnh: Thanh Bình
Đường vào làng nghề thật lặng lẽ, êm đềm. Đến đây, du khách dễ dàng nhận biết làng nghề qua những bụi trúc thanh mảnh, xòe tán rợp cả ngôi nhà ven ngõ. Ẩn khuất sau lá trúc là hình ảnh của các cô gái, vài cụ già thoăn thoắt đôi tay sau khung nón.
Nghề chằm nón lá huyện Long Hồ phát triển nhất là vào những năm 70- 80 của thế kỷ XX, với khoảng 300 gia đình sống bằng nghề chằm nón lá và thu nhập ổn định. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở các tỉnh- thành khác cũng đến xin học nghề. Hầu hết phụ nữ và trẻ con ở làng nghề đều biết chằm nón từ lúc còn nhỏ.
Theo baovinhlong
Search
Bài đăng nổi bật
Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Văn Thánh Miếu mang dáng dấp vừa cổ xưa, vừa hiện đại mà vẫn nổi bật được sắc thái văn hóa ph...

Lịch sử bài viết
-
▼
2021
(28)
-
▼
tháng 1
(11)
- Một Số Kiến Trúc Độc Đáo Ở Vĩnh Long
- Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long là Di tích lịch sử văn...
- Về Chợ nổi Trà Ôn Bạn Sẽ Hiểu Thêm Về Văn Hóa Sinh...
- Bạn Đã Đến “Vương quốc gạch ngói” ở Vĩnh Long Chưa?
- Những Câu Nói Hay Về Thành Công
- Những Câu Chúc Tết Sếp Hay Và Ý Nghĩa 2021
- Khởi Nghiệp Từ “Marketing 0 Đồng” Tới Quỹ Đầu Tư T...
- Thất Phủ Miếu - Di Tích Lịch Sử Vĩnh Long
- TRÁI CÂY VĨNH LONG...BẠN ĐÃ THỬ CHƯA..??
- Khu du lịch Vinh Sang Vĩnh Long
- Nghề chằm nón lá Long Hồ Vĩnh Long
-
▼
tháng 1
(11)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét