Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021
Ngày 03/11, Trung ương Hội sinh vật cảnh Việt Nam đã tổ chức cấp bằng công nhận Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam cho hơn mười cây, cụm cây tại các điểm di tích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Hơn mười cây, cụm cây cổ thụ có tuổi đời từ 100 năm đến hơn 400 năm tuổi tại các điểm di tích trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long được Trung ương Hội sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng công nhận cây di tích lịch sử văn hóa.
Sư trụ trì chùa Ba Phố, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đón nhận bằng công nhận cây di tích lịch sử văn hóa
Hai cụm cây di sản lớn và có số lượng tập trung nhiều nhất là khu di tích Văn Thánh Miếu Vĩnh Long (phường 4, TP Vĩnh Long) và cụm cây cổ thụ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long, phường 1, TP Vĩnh Long. Trong đó, cụm cây tại Bảo tàng Vĩnh Long gồm 11 cây dầu, hai cây bồ đề, hai cây me, hai cây cọ và một cây còng. Đặc biệt hơn là cây bằng lăng cổ thụ hơn 200 năm tuổi tại UBND xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trải qua bom đạn chiến tranh, cây bằng lăng cao chót vót này từng hứng chịu bom đạn nên nhiều lần bị gãy nhánh, gãy đọt. Đến nay, thân cây chỉ cao hơn 5m, nhưng da cây nổi lên nhiều u nần, xù xì và còn hẳn “vết thương” bị đạn bắn thủng trong thời kỳ chiến tranh.
Nhiều tuổi nhất là cây sao đen tại chùa Ba Phố, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Cây sao này có tuổi đời hơn 400 năm, cao 55m, tàn nhánh cây có chu vi 699m, đường kính gốc cây hơn 2m. Trong thời chiến tranh, ngay cạnh cây sao này có một hầm bí mật nuôi chứa cán bộ, nơi đây được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2003.
Nguồn: : nhandan.com.vn
Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021
Chùa cổ Long An hay còn gọi là chùa Đồng Đế. Chùa Long An cách trung tâm thị trấn Trà Ôn trên 3km, từ Quốc lộ 54 theo đường nhỏ khoảng 500m thì đến nơi. Theo những người lớn tuổi kể lại, cách đây gần 2 thế kỷ thì nơi đây còn là đồng hoang, vô cùng hoang sơ. Mọc nhiều cây đế dại, rất ít người sống ở đây. Đến thập niên 1860, có vị tu sĩ từ miền Ngũ Quảng vào chọn nơi đây làm chỗ dừng chân tu hành. Rồi khai hoang, lập chùa và qua nhiều đời trụ trì, nhiều lần tu sữa mà có được ngôi chùa như ngày hôm nay.
Với lối kiến trúc cổ kính nên dù thời gian trôi qua nhưng khi ngắm nhìn lại ngôi chùa. Ta vẫn thấy nơi đây hiện lên nét đẹp lạ thường. Chùa có cấu trúc bao gồm chính điện, hậu liêu, nhà trai trên diện tích khoảng 500 m2, nền được cuốn gạch đại cao 0.5m. Tiền điện hướng Đông Bắc nhìn ra Quốc lộ 54. Khuôn viên ngôi chùa Long An vô cùng rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây cổ thụ che bóng mát. Ngoài ra, còn có bờ tre, khóm trúc, vườn cây trái càng tạo nên vẻ đẹp miền sông nước Cửu Long thơ mộng, yên bình.
Qua 4,5 đời trụ trì khác nhau. Nhưng chùa cổ Long An vẫn còn lưu giữ lại từ phong cách kiến trúc đến những di vật trong chùa như: Long An tự và Đại hùng bửu điện là hai hoành phi của chùa. Và các câu liễn đối, có câu với nội dung như sau:
“Phật tức tâm, tâm tức phật tế độ hữu duyên siêu vạn kiếp. Sắc thị không, không thị sắc quang minh vô lượng chiếu thập phương.”
Tất cả bằng chữ Hán, móc chìm sơn son thếp vàng, tạo tác cách đây khoảng 100 năm. Ở nhà Hậu Tổ còn có bệ thờ có di ảnh cố Hòa thượng Khánh Anh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Nhựt Liên. Quanh sân chùa có tháp trì cốt Hòa thượng Thiện Lực, Thiện Trang…vv.
Chùa cổ Long An được xem là ngôi chùa cổ nhất của Vĩnh Long, được xây dựng hàng thế kỷ trước nên có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với những người dân theo đạo Phật. Tin vào Đức Phật, ghé thăm nơi đây như cầu thêm phước lành, hạnh phúc cho nhà nhà.
Nguồn: dailytravelvietnam
Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021
Tại tỉnh Vĩnh Long có di tích Công Thần miếu, tọa lạc tại phường 5, thành phố Vĩnh Long là một trong 06 miếu Hội đồng của Nam Kỳ Lục tỉnh xưa, là di tích duy nhất có 85 đạo sắc ở Vĩnh Long được gìn giữ và bảo quản nguyên vẹn. Làm được điều này, các thế hệ nối tiếp nhau hàng trăm năm qua đã không tiếc công, tiếc của và không sợ hiểm nguy đấu trí với các thế lực thù địch, để giữ gìn một biểu tượng quí giá của truyền thống, nguồn cội và bản sắc văn hoá dân tộc.
Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ như chiếu, chỉ, hịch, văn bia, gia phả…, sắc phong thần được xem như một loại văn bản pháp quy mang tính chính thống, thể hiện mệnh lệnh của nhà nước phong kiến. Sắc phong là loại văn bản độc bản do đích thân vua ban. Sắc phong thần phản ánh quyền uy tối thượng của nhà vua, nó thể hiện rằng nhà vua là đấng thiên tử (con trời) xuống dân gian để cai quản con dân nên không chỉ trị vì muôn dân trong thế giới trần tục mà còn cai quản cả thế giới thần linh, kết hợp với các tín ngưỡng và đời sống tâm linh (Thành hoàng, Tổ tiên, Vật linh, Tổ sư, Sùng bái thiên nhiên…). Nhà vua thay mặt triều đình ghi nhận công lao, ban thưởng, ban chức cho các vị thần có công với nước.
Ở Vĩnh Long, thực tế hiện trạng các đạo sắc phong thần được lưu giữ tại đình, miếu, lăng... có nơi lưu giữ một đạo sắc, có nơi lưu giữ được hai. Một số di tích hiện nay không còn nhưng sắc phong được nhân dân gìn giữ rất tốt. Đặc biệt “Miếu Công Thần” là cơ sở tín ngưỡng quan trọng nhất, phụng thờ 85 sắc của 34 vị thần linh. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Miếu Hội Đồng của tỉnh Vĩnh Long xây dựng năm Minh Mạng thứ 17 (1837) tại thôn Thanh Mỹ Đông, huyện Vĩnh Bình.
Năm 1867, thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây, theo chủ trương của chính quyền đô hộ là triệt tiêu tất cả các thành trì, dinh thự từ cấp huyện trở lên. Vì vậy thực dân Pháp đã phá Miếu Hội Đồng Vĩnh Long đem về cất dinh tham biện (tòa bố). Rất may, tất cả các đồ thờ cúng của nhân dân vẫn giữ được nguyên vẹn và đem về thờ tạm tại đình Thiềng Đức.
Đến ngày 27/4/1918, thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp, ký quyết định cho phép lập miếu, giới thân hào, nhân sĩ chủ trương đổi tên gọi Miếu Hội đồng là miếu Công Thần.
Theo nội dung 85 sắc phong của Công Thần miếu thì tất cả 34 vị thần thờ tại đây được phong tặng, hay gia tặng theo chiếu lễ Đàm Ân, nhân lễ ngũ tuần đại khánh tiết của vua Minh Mạng năm thứ 21 (1840) nhưng mãi đến tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) vua Thiệu Trị mới thay lời vua cha cắp sắc phong cho tỉnh Vĩnh Long. Đến tháng 7 nhuần cùng năm ấy vua Thiệu Trị tiếp tục cấp sắc gia phong cho những vị thần vừa được cấp sắc phong tháng trước. Nhưng không hiểu vì lý do gì, toàn bộ sắc phong hai đợt năm 1843 đều bị tiêu hủy. Do đó tỉnh Vĩnh Long đề nghị tái cấp và được vua chuẩn y.
Đến ngày mùng 10 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (đầu năm 1848) vua Thiệu Trị thay mặt vua Minh Mạng tái cấp cho miếu Hội Đồng Vĩnh Long 34 đạo sắc, 34 đạo sắc phong này có thể đã viết trước ngày đóng ấn, vào khoảng tháng 08 vì tháng 09 năm ấy vua Thiệu Trị băng hà, vua Tự Đức lên ngôi nhưng mãi đến ngày mùng một tháng giêng năm sau mới sử dụng niên hiệu Tự Đức. Cũng trong ngày mùng 10 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 7 (1848) miếu Hội Đồng Vĩnh Long được cấp 34 đạo sắc của vua Thiệu Trị gia phong những vị thần đã thờ tại miếu. Những sắc này có thể được viết trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 nên ghi niên hiệu Thiệu Trị mà lời của vua Tự Đức. Tiếp đến, ngày mùng 3 tháng 7 năm Tự Đức thứ 3 (1850) miếu Hội Đồng Vĩnh Long được cấp thêm 17 đạo sắc.
Miếu Công Thần Vĩnh Long thờ hệ thống thần linh gồm 21 vị Nhân thần và 13 vị Nhiên thần, hệ thống thần linh này do người đi khai hoang đem từ quê hương cũ vào. Trong số này có những vị thần có từ huyền thoại người Việt cổ. Có những vị thần ở vùng duyên hải miền Bắc, miền Trung, có những vị thần tiếp thu từ văn hóa Chămpa, những biểu tượng núi sông, những vị sinh tiền có công với đất nước, với vùng đất Long Hồ. 34 vị thần được thờ tại miếu Công Thần Vĩnh Long có vị được hai đạo sắc, có vị được ba đạo sắc được phong tặng vào các đời Thiệu Trị thứ bảy (1848), Tự Đức thứ ba (1850). Các vị thần được phong tặng là những người có công khai hoang mở đất, xây dựng quê hương, những người có công trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn có các vị thần bảo vệ, phù hộ nhân dân có cuộc sống an lành, giúp cho mưa thuận gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Qua nghiên cứu thần sắc, sẽ biết được công lao của các vị thần được triều đình ghi nhận qua các bậc sắc phong là thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng thần (chi thần).
Công Thần miếu vẫn còn lưu giữ 28 sắc phong Hạ đẳng thần (chi thần) trong 85 sắc phong, điều mà hầu hết các di tích khác không thực hiện được. Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long đã chọn và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận bảo vật quốc gia.
Trong định hướng của Vĩnh Long về phát triển tiềm năng du lịch, về mặt cảnh quan và tâm linh, Công Thần miếu được chú ý là điểm để du khách đến tham quan nghiên cứu rất lý tưởng, để tìm hiểu các di chỉ của triều đình Nhà Nguyễn và khám phá cảnh quan thơ mộng bên dòng sông Tiền, một trong chín nhánh của sông Cửu Long chảy ra biển Đông.
Về mặt tâm linh, nhân dân địa phương ghi nhận với tấm lòng tri ân về sự kiện 85 sắc thần trải qua bao lần bị đốt phá và di dời, vẫn được bảo quản nguyên vẹn cho đến ngày nay, bà con cho rằng di tích và các di chỉ này đã được thánh thần linh thiêng phù hộ, che chở. Trước đây và đến tận ngày nay, giới thương hồ xuôi ngược trên dòng sông khi đi ngang qua bến Đình Khao, nhất là những lúc sóng to gió lớn, họ đều ngã mũ cuối đầu khấn vái thần linh che chở được bình an. Chính vì thế cho nên các kỳ lễ hội được tổ chức định kỳ trong năm rất đông khách thập phương đến viếng và cúng bái để cầu an gia đạo, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu cho quốc thái dân an… Đặc biệt trong lễ hội có hình thức cúng vong (thả thuyền) trên sông Tiền gọi là "thuyền tế tống ôn - tống gió", song song với tổ chức lễ cúng bái, phần hội còn có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian như : múa lân, trò chơi dân gian, hát bội, cải lương… tạo nên nhiều màu sắc đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua lễ hội Công Thần miếu tại một di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, là nơi chứa đựng, gìn giữ nhiều di chỉ bảo vật mang tầm quốc gia nhưng vẫn mang tính chất địa phương, chưa được quảng bá rộng rãi, do vậy chưa có điều kiện để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như các nơi khác đã và đang thực hiện. Vì thế cho nên cần thiết phải có kế hoạch mở rộng công tác quảng bá, giới thiệu về cảnh quan du lịch sông nước vùng đồng bằng và về mặt tâm linh trong công tác tổ chức lễ cúng viếng, cầu an…
Về mặt khoa học, sắc phong không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là nguồn tư liệu quý chứa đựng nhiều thông tin chính xác có thể bổ khuyết cho chính sử hoặc các nguồn thư tịch cổ khác.
Việc nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về sắc phong sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm nhiều vấn đề về lịch sử niên đại, triều đại, nhân vật, địa danh địa phương, hội họa, thư pháp, kỹ thuật làm giấy cổ truyền…
Vì vậy, trong tương lai cần có công tác xúc tiến đầu tư in ấn, dịch thuật các di chỉ theo phương pháp hiện đại để giới thiệu và hướng dẫn du khách việc tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu nội dung các di chỉ, có thể chỉ dẫn về thờ tự đúng với nghi thức và tập quán của di tích.
Một công tác quan trọng khác là cần xây dựng kế hoạch, vận động đầu tư thêm cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn về du lịch tại di tích, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách. Tổ chức chu đáo công tác phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, giới thiệu đặc sản địa phương, có kế hoạch kết nối du lịch sinh thái tại địa phương và các vùng lân cận, giữ chân du khách lưu trú lâu hơn khi đến tham quan, du lịch ở Vĩnh Long.
Nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và đầu tư dài hơi, mạnh mẽ chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả lớn, góp phần phát triển ngành du lịch Vĩnh Long trở thành ngành kinh tế quan trọng như định hướng của tỉnh đã đề ra./.
(Bài viết có sử dụng một số tài liệu chuyên môn của Bảo Tàng Vĩnh Long)
Lê Nguyễn
Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021
Theo Đại Nam nhất thống chí, chùa Tiên Châu do Hoà thượng Đức Hội có pháp danh Tánh Minh, xây dựng lại bằng gỗ với tên gọi là Tiên Châu Di Đà Tự. Mãi đến cuối thế kỷ thứ XIX, các vị sư ở chùa Vĩnh Tràng ( Mỹ Tho) qua hành đạo. Giai đoạn này chùa Di Đà đã bị xuống cấp nên tín đồ phật tử đã trùng tu tái thiết lại ngôi chùa vào năm Kỷ Hợi (1899). Từ đó ngôi chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự.
Chùa Tiên Châu tọa lạc trên một cù lao sông Cổ Chiên, thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).
Tên chính thức của ngôi chùa này là Di Đà tự hay chùa Tô Châu. Sở dĩ gọi là Di Đà tự vì chùa thờ Phật Di Đà, còn gọi là chùa Tô Châu là vì có phong cảnh đẹp và thơ mộng với những cây liễu rủ bóng xuống dòng sông phẳng lặng trông rất giống như xứ lụa Tô Châu của Trung Quốc vậy.
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021
Chùa La Hán
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Văn Thánh Miếu mang dáng dấp vừa cổ xưa, vừa hiện đại mà vẫn nổi bật được sắc thái văn hóa phương Đông qua cấu trúc, bố cục cũng như những đường nét nghệ thuật kiến trúc tài hoa.
Theo baodaklak
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021
Địa chỉ: huyện Trà Ôn
Nếu muốn tìm hiểu đặc sắc văn hóa sinh hoạt của người dân Vĩnh Long, hãy đến chợ nổi Trà Ôn. Cách vàm Trà Ôn 250m, chợ nổi ở hạ lưu sông Hậu có chiều dài trên 300m, thường họp theo con nước nên nước lớn thì chợ đông.
- Hoa quả ăm ắp trên ghe xuồng (ảnh ST)
- Chợ nổi Trà Ôn mang tính chất của một chợ đầu mối phân phối nông sản cho nhiều chợ nhỏ khác trong tỉnh. Bởi vậy nên dù ghé chợ trong ngày vào bất kì thời điểm nào trong ngày cũng thấy tấp nập những thuyền ghe.
- Dạo chơi chợ nổi Cái Ôn, khách du lịch có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng (ảnh ST)
Điểm xuyết trong vô số thuyền chở cây trái đủ màu sắc là những ghe bán hoa kiểng trang trí nhiều màu, tạo nên những khoảnh khắc rất “tình” trong nhịp điệu buôn bán sôi nổi.
Theo diadiemdulichvinhlong
Nép mình bên dòng Cổ Chiên thơ mộng, hàng trăm miệng lò ở làng nghề gạch, ngói, gốm thuộc 2 huyện Long Hồ và Mang Thít trông như dãy “phố cổ” hừng hực cháy suốt ngày đêm để cho ra nhiều mẻ sản phẩm gạch, ngói và gốm đỏ cung cấp cho các thị trường trong và ngoài nước.
Gạch, ngói và gốm của Vĩnh Long có màu đỏ tự nhiên đặc trưng pha lẫn với những đốm trắng bạc, nên được thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản ưa chuộng.
Làng nghề gạch, ngói, gốm tỉnh Vĩnh Long hình thành và phát triển lâu đời. Đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, làng nghề gạch, ngói, gốm của tỉnh có trên 1.000 cơ sở với gần 3.000 miệng lò đang hoạt động, là một trong những làng nghề đặc trưng của tỉnh, được nhiều công ty du lịch lữ hành quốc tế đưa vào chương trình tour để khai thác, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước thời gian qua.
Theo baovinhlong
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021
Sách Đại Nam nhất thống chí từng mô tả: chợ Vĩnh Long trên bến dưới thuyền, phố xá sầm uất, nhộn nhịp, hàng hóa dồi dào, phong phú, tấp nập kẻ bán người mua, chạy dài hàng năm dặm, ghe thuyền đậu đầy bến sông; có đình miếu thờ thần trang trọng, rực rỡ, đờn ca náo nhiệt, là chỗ phố phường lớn. Vàm sông Long Hồ (thông ra sông lớn Cổ Chiên), trước mặt miếu Thất Phủ là bến thuyền nên những người Hoa chọn nơi đây đặt Hội quán Minh Hương. Thất Phủ Miếu còn gọi là Vĩnh An Cung hay Chùa Ông hiện nay tọa lạc ở đường Nguyễn Chí Thanh, phường 5, thành phố Vĩnh Long.
Theo những tư liệu lịch sử nói về thời khẩn hoang vùng đất phương Nam, vào cuối đời nhà Minh sang đầu đời nhà Thanh, có rất nhiều người Hoa đi theo các di thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thương Xuyên sang nước ta lánh nạn và lập nghiệp. Lúc ấy, biên cương Đại Việt – Champa phía Nam giáp với sông Cái Phan Rang, chúa Nguyễn Phúc Tần (tức Chúa Hiền 1620-1687) đã cho người liên hệ với Ang Nan (Nặc Nộn) là phó vương Chân Lạp yêu cầu cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống ở quanh vùng Prey Nokor (Gia Định - Đồng Nai). Phó vương Chân Lạp đồng ý. Sau đó, nhóm Trần Thượng Xuyên đến khai phá ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho). Căn cứ vào các tài liệu lịch sử thì người Hoa ở Vĩnh Long thuộc nhóm Dương Ngạn Địch. Nhà Nguyễn thời ấy cho phép họ lập hội Thất Phủ, giống như các hội người Hoa hiện nay.
Thất phủ gồm có bảy phủ là: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu.
Thất Phủ Miếu là công trình kiến trúc mang phong cách miền Hoa Nam Trung Quốc, thịnh hành vào các thế kỷ 19 trở về trước. Công trình được thực hiện bởi nhóm thợ tài hoa từ Phúc Kiến sang. Miếu Thất Phủ có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Phía sau là chính điện, phía trước là tiền đường, hai bên là đông sương và tây sương. Diện tích xây dựng khoảng 800 m2, xung quanh được bao kín bởi những vách gạch kiên cố.
Mái Thất Phủ Miếu lợp ngói âm dương, hai đầu hồi vút cong hình thuyền, trên nóc có tượng “lưỡng long tranh châu”. Chân viền mái ngói là những miếng ngói hình lá có tráng men màu xanh. Ở tiền đình hai cánh cửa có hình vẽ các vị hộ pháp dáng dấp oai phong, dũng mãnh. Bên trên các cửa có nhiều đèn lồng giấy cổ. Hai bên vách trước tiền đình là hai mảng tranh lồng kính rất độc đáo, mô tả lại những điển tích của người Trung Hoa. Bên trong vách hông tiền đình là những bức bích họa mô phỏng theo thi pháp nổi tiếng “Thiếp Lan Đình” đời Đường. Một đặc điểm gây sự chú ý cho du khách là bên trong miếu Thất Phủ xây dựng theo kiểu cung đình, có năm cửa cái, hai bên có hai cửa sổ. Bộ giàn trò (khung, sườn) của Thất Phủ Miếu bằng danh mộc được trang trí, chạm trổ rất mỹ thuật và chắc chắn. Mỗi bộ phận trong ngôi miếu đều như những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo và độc đáo.
Thất Phủ Miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phước Đức Chánh Thần. Chánh điện miếu được trang trí trang nghiêm và thẩm mỹ với mấy chục bộ bao lam, hoành phi chạm lộng tinh tế, thếp vàng chói lọi.
Hằng năm, vào ngày 13-1 và 13-5 âm lịch tại Thất Phủ Miếu diễn ra lễ cúng vía Ông (Quan Công) với các nghi thức như: dâng hương, múa lân, sư rồng, biễu diễn võ thuật, cúng hoa đăng, phóng sinh… thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.
Miếu Thất Phủ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa năm 1994.
Theo baodaklak
Search
Bài đăng nổi bật
Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Văn Thánh Miếu mang dáng dấp vừa cổ xưa, vừa hiện đại mà vẫn nổi bật được sắc thái văn hóa ph...

Lịch sử bài viết
-
▼
2022
(11)
-
▼
tháng 10
(7)
- Cung Cấp Sỉ và Lẻ Kiểng Hoa Giấy Mỹ, Hoa Giấy Ngũ ...
- Phôi Hoa Giấy Mỹ Giá Siêu Rẻ ở đâu bán? Hình ảnh ...
- Tìm Nơi Học Lái Xe Ô Tô Uy Tín, Chất Lượng và Chi ...
- Trồng Dứa Mật Md2 với Khoảng Cách bao nhiêu thì ph...
- Mua Cây Giống Khóm Md2 (Dứa Md2) ở đâu giá Rẻ - Đú...
- Hình ảnh Phôi Hoa Giấy đang xử lý để Ghép Đón Xuân...
- Hình ảnh tại Khu Thực Hành Thi Lái Xe Ô Tô tại Vị ...
-
▼
tháng 10
(7)